Công dụng của tinh dầu tràm gió

Updated 29/11/2021

Tinh dầu tràm được làm từ lá và cành cây tràm đã được chưng cất. Một loại phụ của cây tràm, tràm là bản địa của các vùng nhiệt đới ở Úc và Đông Nam Á. Dầu chủ yếu được biết đến với chất khử trùng và giảm đau. Nó cũng được coi là một chất chống viêm, đôi khi được sử dụng để giúp điều trị các vết thương nhỏ trên da, cảm lạnh và các bệnh viêm da.

 

Công dụng của dầu tràm gió

Thư giãn: mùi hương tươi mát dễ chịu giúp làm dịu căng thẳng và mệt mỏi.

Khử mùi và thanh lọc không khí

Làm đẹp: tinh dầu tràm gió trị mụn, làm sạch và chăm sóc da nhờ đặc tính kháng khuẩn.

Phòng bệnh: nghiên cứu cho thấy 1,8-cineole có đặc tính chống viêm, diệt vi-rút cúm của đã được chứng minh. Vì vậy, tinh dầu tràm gió có thể giúp phòng cảm cúm, viêm họng, nhiễm trùng móng, nấm chân,..

Giảm triệu chứng, hỗ trợ điều trị bệnh đường hô hấp: tinh dầu tràm có tính long đàm, sát khuẩn làm giảm triệu trứng nghẹt mũi, viêm họng, ho có đờm, viêm phế quản, viêm thanh quản.

Tăng tiết mồ hôi: đặc tính nóng, ấm giúp kích thích hệ tuần hoàn, tăng tiết mồ hôi giúp thải độc, giải cảm.

Giảm đau: giúp giảm đau trong trường hợp đau cơ, xương, khớp, đau đầu, đau dây thần kinh khi chơi thể thao.

Đuổi côn trùng: đuổi muỗi, kiến, côn trùng gây hại hiệu quả.

Cách sử dụng tinh dầu tràm gió nguyên chất

Xông khuếch tán: nhỏ vài giọt tinh dầu vào máy khếch tán, hoặc nhỏ vài giọt tinh dầu lên giấy ăn, bông gòn giúp lan tỏa mùi hương ở khoảng cách gần (và thời gian ngắn). Xông hương tinh dầu tràm gió giúp thư giãn, tạo môi trường lành mạnh và đuổi côn trùng.

Xông hơi mặt: Thêm 3-5 giọt tinh dầu vào tô nước nóng (hoặc máy xông mặt) để cách mặt 20 – 25cm rồi trùm kín bằng khăn, hít thở sâu trong 5-10 phút giúp làm đẹp da, ngăn ngừa mụn, tốt cho hô hấp, phòng cảm lạnh và giảm đau đầu.

Sử dụng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ: thêm vài giọt tinh dầu tràm vào chậu nước ấm để tắm cho trẻ, hoặc bôi lên gan bàn chân, lên ấm giúp phòng cảm cúm, trị ho, viêm phế quản, thở khò khè. (Lưu ý: tránh phần đầu, mặt của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ)

Bôi da khi bị côn trùng cắn: bôi trực tiếp tinh dầu tràm giúp giảm sưng, viêm, ngứa các vết bị côn trùng cắn. Khi dùng ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cần pha loãng tỉ lệ 2% trước khi bôi.

Massage: pha loãng tinh dầu tràm với dầu dừa hoặc kem dưỡng để mát xa, giúp làn da mềm mịn, thư giãn và giảm căng thẳng mệt mỏi. Dùng lượng vừa đủ để xoa lên các vùng bị đau, thấp khớp, gout và điều hòa co thắt trong kinh nguyệt.

Tắm: Nhỏ 5-6 giọt tinh dầu với bồn nước ấm để ngâm mình giảm stress, trị mẩn ngứa.

Súc miệng: Thêm 1 giọt tinh dầu vào nước ấm dùng để súc miệng hoặc kem đánh chống hôi miệng, viêm lợi, loét miệng.

Vệ sinh nhà cửa: nhỏ vài giọt tinh dầu vào chậu nước dùng để lau nhà giúp diệt khuẩn và làm cho căn nhà thơm tho.

Một số lưu ý sử dụng tinh dầu tràm gió

  • Có thể nhạy cảm với làn da.
  • Tránh xa tầm tay trẻ em.
  • Tránh tiếp xúc với mắt và các vùng da nhạy cảm khác.
  • Bảo quản ở nơi khô ráo, tránh ánh nắng trực tiếp.
  • Tham khảo ý kiến của bác sĩ khi mang thai hay cho con bú.
  • Không dùng nội bộ trừ khi có hướng dẫn của bác sĩ.

Cách phân biệt dầu tràm nguyên chất và dầu đã pha trộn

Dầu tràm nguyên chất Huế có màu vàng nhạt đặc trưng với hương thơm dễ chịu, không nồng, không cay gắt.

Dầu đã pha trộn sẽ có màu vàng đậm hoặc trong, mùi hăng hắc, cay nồng, khó chịu khi ngửi trực tiếp

 

Read more about Baby