Nguyên nhân trẻ bị nhiệt miệng
Nhiệt miệng ở trẻ em hay còn gọi là bệnh viêm loét miệng có những triệu chứng sau: trẻ bị đau miệng, hay quấy khóc, ngủ không sâu, khó ngủ, bỏ ăn(1). Tình trạng này ở trẻ có thể khiến nhiều cha mẹ lo lắng.
Triệu chứng nhận biết bệnh viêm loét miệng ở trẻ thường là những đốm loét nhỏ quanh miệng. Những đốm này có thể xuất hiện một mình hoặc thành cụm ở phía trong niêm mạc miệng, trong vòm họng, trên lưỡi hay ở trong khoang miệng. Nhìn bên ngoài, viêm loét miệng ở trẻ em có thể có hình tròn, hay hình bầu dục.
Khi miệng bé bị lở, vết loét khiến bé bị đau, rát, đặc biệt khi bé ăn do lúc này thức ăn cọ sát vào vết loét. Do đó, bé có thể thấy việc ăn uống làm bé bị đau và khó chịu, khiến bé bỏ ăn. Nếu bé bị đau vào ban đêm, viêm loét miệng ở trẻ nhỏ cũng có thể khiến bé khó ngủ sâu, dễ bị thức giấc do vết đau trong miệng.
Vì sao trẻ hay bị nhiệt miệng?
Nhiệt miệng ở trẻ em là tình trạng viêm loét niêm mạc miệng gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Một vài nguyên nhân thường gặp khi trẻ vào mùa hè, cứ 5 bé thì Upingo nhận được tin nhắn 3 bé bị sốt bởi nhiệt miệng hoặc cáu gắt, bỏ bú. Mình cùng tìm hiểu một vài nguyên nhân gây ra nhiệt miệng ở trẻ mẹ nhé:
- Bé bị lở miệng, viêm loét miệng Áp-tơ: Đây là những vết loét nhỏ, nông phát triển trên bề mặt niêm mạc miệng hoặc dưới bề mặt của nướu. Vết loét trong miệng có thể khiến người bệnh ăn uống và nói năng khó.
- Trẻ bị nhiệt miệng do virus miệng Herpes Simplex: Loét miệng do chấn thương ở miệng hoặc do nhiễm virus (thường gặp nhất là virus Herpes miệng hay còn gọi là mụn rộp môi).
- Vết thương ở miệng: Bé bị nhiệt miệng do niêm mạc miệng bị tổn thương. Lý do có thể bao gồm tác động cơ học vô tình như bé chải răng không đúng cách, lông bàn chải cứng chà xát vào niêm mạc miệng của bé hay bé vô tình tự cắn vào miệng, lưỡi của mình. Vì thế cha mẹ có thể tham khảo bàn chải đánh răng dành cho trẻ em của P/S với lông bàn chải siêu mềm, phù hợp với răng và miệng nhạy cảm của bé.
- Chế độ ăn: Do bé ăn hoặc uống thức ăn quá nóng gây bỏng, khiến bé bị viêm loét họng. Chế độ ăn không cân đối, thiếu các vitamin cần thiết như vitamin B12, vitamin C, sắt, kẽm và axit folic cũng có thể gây nhiệt miệng ở trẻ em.
- Bệnh truyền nhiễm khác: Loét miệng cũng có thể liên quan tới tình trạng rối loạn của hệ thống miễn dịch ở trẻ nhỏ hay những bệnh truyền nhiễm như chân tay miệng, thủy đậu, herpes.
Cách chữa nhiệt miệng cho bé
Khi trẻ bị nhiệt miệng, cha mẹ cần giúp bé vệ sinh răng miệng thường xuyên.Upingo có dòng sản phẩm kem đánh răng cho trẻ như kem đánh răng Zettoc Kid hương cam mê ly, hương dâu trái cây và hương dưa hấu thơm mát có thể giúp trẻ thích thú với việc vệ sinh răng miệng hàng ngày.
Thông thường, các triệu chứng của nhiệt miệng sẽ tự biến mất sau 1 - 2 tuần. Để hạn chế sự khó chịu, đau đớn cho trẻ, cha mẹ có thể thực hiện theo các cách sau:
- Cho trẻ súc miệng bằng nước muối pha loãng ít nhất 4 lần/ngày tới khi các vết loét lành hẳn. Phụ huynh cũng có thể cho trẻ súc miệng bằng nước ép củ cải 3 lần/ngày để làm giả nhanh các triệu chứng khó chịu của nhiệt miệng;
- Cho trẻ ăn các loại thức ăn dạng lỏng, xay nhuyễn, dễ nuốt, không cần phải nhai nhiều như cháo, súp,... Đồng thời, cha mẹ nên lưu ý thức ăn dành cho trẻ cần thanh đạm;
- Không nên quá cay, mặn hoặc nóng. Bên cạnh đó, cần hạn chế cho trẻ ăn khoai tây chiên hoặc các loại hạt vì chúng dễ làm tổn thương nướu và các mô mềm trong miệng;
- Có thể dùng đá lạnh chườm vào vết loét để giảm đau;
- Cho trẻ ngậm mật ong hoặc lấy tăm bông thấm mật ong, bôi lên vị trí vết loét (chú ý không dùng mật ong cho trẻ dưới 1 tuổi để tránh gây độc). Ngoài ra, cha mẹ có thể áp dụng các phương pháp dân gian khác như bôi nha đam, sữa chua, nghệ,... vào vết loét trong miệng trẻ để trị nhiệt miệng;
- Cho trẻ uống nước ép cà chua 1 - 2 lần/ngày; bổ sung thêm nước cam, nước chanh, nước bưởi hằng ngày cho bé,... cũng giúp cung cấp đủ các vitamin cần thiết để trẻ nâng cao sức đề kháng, nhanh khỏi nhiệt miệng;
- Cho bé súc miệng bằng nước muối sinh lý 0,9% hằng ngày cho tới khi vết loét lành hẳn;
- Nên cho trẻ uống nhiều nước hơn.
Cha mẹ không nên tự ý chẩn đoán bệnh khi trẻ bị lở miệng mà nên đưa bé đến bác sĩ để được thăm khám và nhận những hướng dẫn chuyên môn chăm sóc và theo dõi trẻ.