Lồng ruột ở trẻ mẹ biết các triệu chứng cảnh báo chưa?
Hôm qua chị khách quen nhà Upingo nhắn tin chia sẻ về con chị vừa mới bị nhập viện vì bị lồng ruột. Mình mới ú ớ tìm hiểu về khái niệm này và thấy chúng thật sự nguy hiểm với các trẻ. Ba mẹ mình đã biết về triệu chứng lồng ruột và những dấu hiệu của nó chưa?
Dấu hiệu trẻ có thể bị lồng ruột mà ba mẹ cần biết
Chị khách nhà Chi kể, con chị buổi chiều hôm đó ở trường sau khi ăn xong thì bị nôn ói, tiếp đến về nhà ăn tối cũng bị ói sạch sành sanh. Tưởng bé đang bị ho nên cổ họng đang bị khó chịu như những lần trước. Chị theo dõi con ở nhà thì đêm đó con bị tiêu chảy kèm sốt nhẹ. Sáng sớm chị cho con nghỉ và đến bệnh viện. Sau khi khám và siêu âm, bác sĩ trả kết quả với kết luận bé bị lồng ruột ở chậu phải.
Theo lời bác sĩ, lồng ruột khiến một đoạn của ruột này bị lồng vào đoạn ruột khác khiến thức ăn bị ứ đọng, không thể xuyên qua và đi xuống dạ dày. Lúc này trẻ sẽ phải nôn hết thức ăn ra ngoài.
Nguyên nhân của việc trẻ bị lồng ruột hiện không được xác định rõ ràng, Tuy nhiên theo lời của chuyên gia, điều kiện thuận lợi khiến trẻ gặp lồng ruột là lúc sẻ bị nhiễm siêu vi hô hấp, viêm ruột, hoặc trẻ bụ bẫm.
Một số triệu chứng rõ rệt của lồng ruột ở trẻ mà ba mẹ có thể quan sát được gồm có:
- Trẻ bị nôn ói
- Tiêu chảy, có dịch nhầy
- Trẻ chướng bụng, thình bụng
- Đau bụng, co thắt từng cơn
- Bị sốt, đổ mồ hôi
Vậy lồng ruột sẽ nguy hiểm như thế nào đến trẻ?
Với các triệu chứng kèm theo như đã kể trên, việc trẻ bị lồng ruột trong thời gian dài sẽ khiến ứ trệ thức ăn và dịch tiêu hoá, nghiêm trong hơn là làm tắc nghẽn dòng máu nuôi ruột, nhiễm trùng, hoại từ hoặc có thể thủng ruột.
Có 2 giai đoạn bị lồng ruột mà ba mẹ cần quan tâm đó là:
Giai đoạn dưới 24 tháng: Lúc này ruột bé còn hẹp, nếu chẳng may bị lồng ruột thì búi lồng sẽ khó được tháo ra, cần theo dõi sát sao.
Giai đoạn trên 24 tháng tuổi: Bé đã có sự ổn định về đường ruột, nếu bị lồng cũng sẽ dễ được tháo ra hơn nhiều.
Tuy nhiên, dù ở giai đoạn này, bé cũng cần được theo dõi và can thiệp trong trường hợp cần thiết.
Một số phương pháp phổ biến can thiệp khi trẻ bị lồng ruột hiện nay
Với trẻ bị lồng ruột, để tháo lồng, mẹ Chi tìm hiểu thấy có các phương pháp điều trị đang được áp dụng phổ biến sau đây:
Thứ nhất, bơm hơi từ hậu môn để đẩy lùi khối búi lồng. Thủ thuật đơn giản được hầu hết các bệnh viện nhi áp dụng, với hiệu quả lên đến 90%. Đây là phương pháp an toàn và được đánh giá là không gây biến chứng cho trẻ.
Thứ 2, các bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật nếu bị thủng ruột để tháo đoạn ruột bị lồng hoặc cắt bỏ đoạn ruột hoại tử.
Với những trẻ chưa cần sử dụng phương pháp tháo lồng sớm, bác sĩ sẽ dùng các biện pháp đơn giản hơn để giúp bụng bé bớt trướng, và truyền nước để chống mất nước ở trẻ.
Được tiếp xúc với nhiều mẹ, mỗi ngày mẹ Chi như mở mang ra được nhiều kiến thức mới, mà những kiến thức liên quan đến trẻ mẹ Chi thấy cái nào cũng thật sự quan trọng.
Ví như với trường hợp trẻ bị lồng ruột, ba mẹ không để ý những cơn đau, để con ở nhà theo dõi mà không mang đến bệnh viên sớm để bác sĩ theo dõi thì hậu quả rất nghiêm trọng.
Mong rằng ba mẹ chúng mình sẽ thông thái hơn, hiểu biết hơn và chăm con thật tốt hơn.